Lan Lá Gấm không chỉ là loài hoa lan đẹp mà còn là cây thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy, đây là một trong những loài lan được săn đó nhiều nhất đối với giới chơi lan. Sau đây, trongphonglan.com sẽ chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc Lan Lá Gấm. Giúp bạn có phương pháp trồng và thu được kết quả như ý nhé!
Đặc điểm của Lan Lá Gấm
Lan Lá Gấm có tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata. Cây có thân rễ bò dài, sau đó vươn lên, mật. Lá bầu dục, phiến màu nhung đen, nổi rõ các gân mảnh dọc theo lá màu đỏ, mặt dưới lá đỏ. Cụm hoa mọc thẳng từ đỉnh, hoa thưa màu trắng. Lan gấm gặp ở hầu hết các vùng trong cả nước ở độ cao thấp.
Cây lan gấm là giống cây có khả năng làm sạch không khí rất tốt. Giúp bạn cảm thấy thoải mái, tinh thần làm việc tốt hơn khi để lan gấm trong văn phòng. Ngoài ra cây lan gấm còn có tác dụng chưa bạch bệnh rất tốt.
Cây lan lá gấm có chiều cao khoảng 20cm , thân hình tròn có nhiều lá. Những chiếc lá trơn hình trứng hay hình e líp. Mặt trên của lá thường sẽ là màu đen, mặt dưới màu tím đỏ. Vào mùa Đông Xuân cây lại nở hoa màu trắng, nhụy hoa có lông rất ấn tượng.
Giá thể trồng Lan Lá Gấm
Kỹ thuật trồng lan Lá Gấm rất đơn giản, chỉ cần dùng chậu nông, lót than, trên rải rêu, xơ dừa, pha thêm một ít đất với than bùn. Chỉ đặt thân lên mặt chậu rồi dùng rêu, lá khô phủ thân, không được chôn vì dễ làm thối thân.
Cách trồng Lan Lá Gấm
Tách thành nhiều khóm nhỏ, mỗi khóm có ít nhất 2 thân, cắt bỏ dễ thối, lá hỏng. Khi tách có thể dùng tay hay dao sắc, sau đó, sát trùng và làm khô vết tách. Dùng que sắt khoảng hai li đã nung nóng trà sát vào vết tách cho tới khi vết tách khô. Tiếp theo dùng sơn bôi vào vết tách, để lan vào chỗ mát chờ cho khô sơn.
Dùng vòi nước sạch để rửa sạch các khóm lan sau đó xếp lần lượt vào rổ. Nên đánh dấu từng loại lan tránh nhầm, không làm hỏng rễ non. Xếp các khóm lan vào trong chậu cho cân đối. Xoay các thân già vào tâm chậu còn các thân non hướng ra miệng chậu. Sau đó ùng một tay để giữ bụi lan, tay kia cho chất trồng vào chậu. Cho tới khi đất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây lan.
Sau một thời gian khi cây phát triển tốt, lúc này kích thích ra lá và sum xê hơn. Ngay lúc này bạn cần cắt tỉa cây một cách nhanh chóng để cây có thể phát triển tốt hơn. Bạn dùng kéo bén, cắt ngang thân, để lại khoảng 10 – 14 cm thân. Kể từ vị trí phân nhánh đầu tiên từ gốc cây. Sau khi cây ra hoa tiếp tục việc cắt tỉa hoặc loại bỏ các lá tàn, già hay héo úa. Sau khi cây được cắt phân nhánh vẫn tưới nước thường xuyên tuy nhiên lượng nước giảm xuống.
Ánh sáng cho Lan Lá Gấm
Để có thể chăm sóc những cây lan gấp tốt thì bạn cần phải chú ý đến ánh sáng. Cây lan gấm là cây ưa ánh nắng, nhưng không trực tiếp từ mặt trời. Bạn có thể để cây trong bóng râm, 30-50% ánh sáng. Vì vậy mà bạn có thể lựa chọn vị trí đặt cây ở bất cứ vị trí nào mà bạn mong muốn.
Tưới nước
Đảm bảo rễ cây luôn ẩm nhưng không được ướt lâu, không được để cho cây bị quá khô rễ. Tăng lượng nước tưới trong giai đoạn cây phát triển, nhất là sau khi ra hoa. Khi cây đã phát triển hoàn toàn giảm lượng nước tưới. Chỉ cung cấp lượng nước tối thiểu trong khi cây chuẩn bị ra chồi nụ. Khi có chồi nụ thì phải tưới đủ nước cho cành hoa phát triển tốt nhất. Có thể theo dõi lượng nước cần tưới qua việc nhìn lá cây lan. Nếu cây khỏe mạnh bị thiếu nước, lá sẽ hơi nhăn. Khi tưới nước, lá cây sẽ căng trở lại.
Bón phân
Trong giai đoạn cây nảy mầm đến khi giả hành phát triển hoàn chỉnh cần bón phân có lượng N cao hơn. Khi chuẩn bị ra hoa nên dùng phân bón có lượng P cao hơn và K thấp hơn một chút. Giúp cây có đủ dưỡng chất tạo chồi nụ và nuôi hoa.
Trong suốt quá trình chăm sóc kết hợp với bón phân hữu cơ. Như: Tưới nước ốc, cá, bì lợn… ngâm lâu pha loãng để tưới vào gốc. Xen kẽ với phun phân bón vi lượng thật loãng hàng tuần cho cây. Thời gian cây phát triển chồi hoa tuyệt đối không dùng các loại phân bón qua lá. Phân đọng trên chồi hoa dễ hỏng hoa.
Cách phòng ngừa sâu bệnh
Đối với việc cây lan gấm thường xuyên mắc những bệnh như rệp xuất hiện, nấm khi thời tiết ẩm ướt với tình trạng này thì bạn nên phun thuốc diệt trừ và loại bỏ hết những lá cây bị hỏng ,lá vàng, lá khô và cành biến dạng làm cho cây trở nên thông thoáng hơn. Cách ly hoặc loại bỏ một số bụi cây bị nhiễm nghiêm trọng hoặc sâu bệnh bám nhiều không diệt được.
Với kiến thức đã chia sẻ, trongphonglan.com rất hy vọng giúp bạn hiểu và biết về Lan Lá Gấm. Chúc các bạn có một vườn lan như ý!