Kinh nghiệm trồng và chăm sóc Hoàng Thảo lá cong nở hoa đẹp

Lan Hoàng Thảo lá cong là loài hoa lan đẹp có màu sắc bắt mắt, rất dễ trồng. Được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng nếu không biết cách, thì khó có thể sở hữu được chậu hoa hoàng thảo lá cong như ý. Chính vì vậy, trongphonglan.com sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ thuật trồng lan và chăm sóc hiểu quả nhất nhé!

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc Hoàng Thảo lá cong

Đặc điểm của Lan Hoàng Thảo

Hoàng Thảo lá cong có tên khoa học là Dendrobium acinaciforme. Phân bố chủ yếu từ Ninh Bình đến Đồng Nai. Ngoài ra, còn phân bố ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Mianma, Trung Quốc.

Là loài sống phụ sinh, mọc bụi, cao 20 – 40cm. Lá xếp hai dãy, gần hình trụ, cong lại, nhọn, dài 3cm, cụm hoa ở đỉnh. Hoa nhỏ, màu vàng nhạt hay trắng, cánh môi màu vàng ở giữa, dạng muỗng có hai vạch nổi rõ.

Cũng giống như lan ý ngọc, lan Hoàng Thảo lá cong nở hoa vào mùa hè màu trắng sáng và lưỡi có màu vàng đậm hơn. Mùi hương cũng rất nhẹ nhàng và đầy quyến rũ. Độ bền của hoa khoảng 5-7ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô. Cũng có thể lên đến đến khoảng 15 ngày nếu thời tiết mát mẻ.

Giá thể trồng lan Hoàng Thảo

Khi mua cây lan Hoàng Thảo lá cong về cần chuẩn bị giá thể trồng cây. Nên dùng cục gỗ, dớn miếng, rêu giữ ẩm…và cần phải sạch. Bạn cắt hết rễ hỏng, bôi keo liền sẹo vào những vết dập. Phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh.

Sau đó đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng giúp cây quang hợp tốt. Giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào gỗ rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu. Loại này thường trồng theo sở thích của từng người, trồng vào chậu hay gỗ đều phát triển rất tốt.

Ánh sáng cho hoa lan

Kỹ thuật trồng lan Hoàng Thảo rất đơn giản. Tuy nhiên, để Hoàng Thảo lá cong quang hợp được thì ánh sáng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó có tác động đến các giai đoạn mọc nhánh, sinh trưởng, ra hoa và nở hoa của lan

Lượng ánh sáng cần cho cây là khoảng 20%-50%. Nên để cây phát triển tốt nhất chúng ta dùng lưới che nắng. Khi mới trồng, hợp lí nhất cho cây là 20% ánh nắng khi nhiệt độ cao và 40% ánh nắng khi nhiệt độ thấp. Khi cây đã bám rễ và khỏe mạnh, chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình. Khoảng 30% là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.

Độ ẩm thích hợp

Lan cần 80% độ ẩm vào mùa hè và 60% độ ẩm vào mùa đông. Lan mọc trong rừng độ ẩm cao hơn nơi ở của chúng ta, vì trong rừng nhiều cây cối hơn, cho nên phải tăng cường độ ẩm bằng cách tưới nước xuống dưới nước.

Tưới nước

Tưới thể nào để cây đủ ẩm và đủ độ sạch lá để cây quang hợp tốt. Giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh. Đối với cây lan ghép trực tiếp vào cục gỗ hoặc thân cây sống. Ít nhất mỗi ngày phải tưới một lần khi dưới 30 độ C. Và tưới hai lần khi nắng trên 30 độ C.

Kiểu trồng này thoát nước rất nhanh, giữ độ ẩm rất kém. Còn đối với cây trong chậu thì trung bình sẽ tưới ít hơn ở cục gỗ. Vì khi trồng vào chậu sẽ giữ độ ẩm tốt hơn, lượng nước tưới sẽ giảm đi một chút. Không nên tưới mạnh quá khiến lá cây, thân cây và rễ bị dập rất dễ gây bệnh cho cây.

Cách bón phân

Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ. Có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân. Giúp cây khỏe mạnh nhanh lớn vào dịp đầu năm, chúng tích lũy đủ lực để cho hoa đẹp. Những tháng mưa nhiều, dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt.

Phòng ngừa sâu bệnh

Để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày một lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.

Trên đây là những kinh nghiệm được đúc rút rất nhiều năm của các chuyên gia trồng lan. Chúng tôi hy vọng, bạn đã nắm chắc trong tay bí quyết trồng. Chúc các bạn thành công!