Lan ý ngọc được dân chơi lan săn đón bởi vẻ đẹp thanh khiết, yêu kiều và mùi thơm rất lạ, man mát. Người ta phong cho lan cái danh hiệu “ công chúa” thật cũng không sai. Khi nghe tên loài hoa này, thật sự trào lên một cảm tình đến lạ. Nhưng lan ý ngọc nổi tiếng là “ người tình khó tính”: khó trồng và chăm sóc. Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm về một vài kỹ thuật về trồng, chăm sóc, cũng như cách ghép lan ý ngọc.
Nếu may mắn bạn đã từng được thưởng thức, tùng cảm nhận vẻ đẹp và hương hoa lan ngoài đời. Nhưng nhiêu người chỉ mới có dịp nhìn ngắm lan qua những bức hình. Vậy mà xét ở góc độ nào, ta cũng không thể phủ nhận vẻ đẹp của một loài hoa ấy màu trắng tinh khiết tinh khiết làm nền chủ đạo , điểm xuyết là màu tím nhã nhặn. Tổng thể, tuy đơn giản, nhưng lại đẹp mắt.
-
Những điều cần biết về lan ý ngọc
- Nguồn gốc: Xuất thân từ vùng Nam Á thuộc họ lan hoàng thảo. Khi về Việt Nam, chung phân bổ chủ yếu ở khu vực Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. dân chơi lan thường gọi tắt tên loài hoa này là ý ngọc, nhưng cái tên đầy đủ của chúng à Hoàng Thảo Hoàng Ý Ngọc.
- Hình dáng:
- Là loại hoa phong lan thân thòng, thân hoa hơi cứng, chiều dài tầm 30 đến 60cm.
- Lá hóa mỏng và nhọn, thường thì lan ý ngọc ra lá khá ít. chúng mọc so le nhau.
- Hoa mọc thành từng chùm nhỏ, cánh hoa bay vút, mang vẻ đẹp đắm say.
- Thời gian hoa khoe sắc: Hoa thường nở vào mùa xuân, nhất là vào tháng 4. Nếu trong điều kiện bình thường, hoa chỉ nở trong khoảng 15 đến 20 ngày. Nhưng nếu người chăm lan có kỹ thuật giữ hoa lâu tàn hoặc được chăm sóc cẩn thận thì ý ngọc có thể khoe sắc đến 1 tháng.
- Môi trường sống của lan ý ngọc: Khi chăm lan bạn cần có sự tỉ mỉ và cẩn trọng. Bởi” hoa hồng thường gai”, chúng là loài hoa đẹp nhưng rất khó ” chinh phục” : khó ở cách trồng, cách chăm, môi trường sống,..
- Lan ưa sáng, nhưng nhiệt độ không được quá nóng.
- không được để lan quá khô, nhưng đừng tưới nhiều nước
- Nên chọn cho lan một không gian thoáng đãng, có gió nhè nhẹ, nhưng nếu thời tiết có biến đổi như mưa to, bão, gió lớn thì phải che chắn thật kĩ. Nếu không bạn phải nói tạm biệt với chúng .
2. Cách ghép lan ý ngọc.
2.1 Chọn giống lan ý ngọc.
Theo camnangnuoitrong muốn đảm bảo chất lượng giống hoa này, nên tìm hiểu và chọn nơi cung cấp uy tín trên thị trường. Khi chọn cần đảm bảo những điều sau: Thân lan còn tươi, không bị sâu bệnh tấn công, không khô héo . Lá tránh dập nát, còn tươi
2.2 Cách ghép
- Sau khi mua giống về , công đoạn tiếp theo là cắt tỉa sạch rễ của lan, tỉa bỏ những lá héo úa hoặc dập nát.
- Mua một gói Physan 20, pha theo tỉ lệ 1ml physan với 1 lít nước. Hòa tan hỗn hợp này, sau đó ngâm cành lan ghép trong 10 đến 15 phút. Khi canh đúng thời gian, vớt cành lan ra. Làm khô tự nhiên bằng cách treo ngược cành lan lên. Khi khô có thể tiến hành ghép ngay.
- ghép thẳng đứng cành lan vào giá thể.Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp kỹ thuật ghép lan ý ngọc vào gỗ:
- Bước 1: Cắt 1 đoạn ống nhựa nhỏ lồng vào đinh, mục đích của việc này là tránh để cho đinh bị gỉ sét
- bước 2: Đóng đinh vào thân gỗ
- Bước 3: DÙng dây rút hoặc thép, nhưng ở đây là thép không gỉ. để cố định cành ghép, sao cho đầu gỗ vừa chạm gỗ.
- Bước 4: Khoan một lỗ nhỏ vừa với chiếc đũa tre sau khi đã chọn được vị trí phù hợp
- Bước cuối cùng: Một lần nữa dùng dây rút cố định cành ghép vào đũa tre.
-Cũng có thể ghép lan vào trong chậu, những cần đảm bảo chậu này phải có nhiều lỗ thoát nước và các chất trồng không giữ nước như: vỏ thông, xơ dừa,…
– Khi mọi công đoạn đã hoàn tất, bây giờ việc của bạn là chọn cho lan nơi thoáng mát, có gió nhẹ, có nắng đủ ấm và không bị tác động qua mức của mưa hoặc gió.
3. Những lưu ý cần nhớ trong quá trình ghép lan ý ngọc
3.1 Trong quá trình ghép.
-Khi ghép phải cố định gốc lan thật chắc chắn, nhưng đừng để các chất trồng lấp đi rễ lan, mà nên để hở gốc để thoáng khí và tránh úng nước.
– Cũng cần chú ý đến khoảng cách ghép. Thưa thôi, đừng quá dày. vì không chỉ lan, mà bất cứ loại cây nào cũng vậy, ghép quá dày cây sẽ không đủ không gian để sinh trưởng và phát triển , không đủ chất dinh dưỡng,..
3.2 Giá thể
Trước khi tiến hành ghép lan, bạn cần và bắt buộc phải xử lý giá thể.Đừng coi thường công đoạn này, và rất nhiều người mới chơi lan đã thờ ơ bỏ quá nó.
- Khi ghép với gỗ lũa, chúng ta nên bắt đầu từ việc rửa sạch, ngâm nước trong vài ngày và dùng bàn chải sắt để đánh sạch. Công dụng của nó là làm rễ bám chắc chắn, cung cấp đủ nước cho cành lan ghép.
- hoặc nếu không làm sạch giá thể, chúng có thể là nguồn mang lại mầm bệnh, cỏ dại, côn trùng đến lan.
Với bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những kỹ thuật quan trọng trong quá trình ghép lan ý ngọc. Nếu bạn là người mới chơi lan, chưa có kinh nghiệm hoặc còn đang gặp phải những sai lầm khi ghép lan ý ngọc. Thì hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ “ giải nguy” cho bạn kịp thời. Chúc các bạn thành công.