Kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan Đai Châu

Lan Đai châu mang vẻ đẹp thanh cao và đài các. Đây là một trong những loài lan được mọi người yêu thích nhất. Không chỉ thơm mà còn nở đúng vào dịp Tết Nguyên Đán. Chính vì vậy, nhiều người chọn trồng lan Đai Châu trong vườn nhà mình. Nhưng không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc hiệu quả. Vì vậy, hãy cùng trongphonglan.com tìm hiểu kỹ thuật trồng lan đai châu như thế nào nhé!

Cách trồng và chăm sóc lan Đai Châu

Đặc điểm lan Đai Châu

Lan Đai Châu có tên khoa học là Rynchostylis gigantea. Theo các chuyên gia, lan tai trâu còn có tên gọi là lan Ngọc điểm, lan me. Chúng có nguồn gốc Châu Á, tại Việt Nam thường phân bố ở các vùng núi. Cao nguyên Nam Trung Bộ giáp biên gới hai nước bạn Lào và Campuchia.

Cây lan Đai Châu là loại cây thuộc nhóm đơn thân không giả hành. Lá non có màu xanh với những đường sọc trắng chấm tím. Trên thân của cây có nhiều rễ trên không mọc thẳng từ thân. Do có màu sắc đẹp, cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt lại nở hoa đúng dịp tết. Nên được nhiều người chọn trồng trưng trong 3 ngày tết cạnh bàn thờ để tưởng nhớ người quá cố. Đây được coi là loại lan quốc hồn quốc túy của Việt Nam.

Điểm đặc biệt và đẹp nhất chính là lúc cây ra hoa, hoa mọc thành từng chùm. Hoa nhỏ xòe xếp vào nhau có màu hồng nhạt với những chấm tím đẹp mắt. Ngoài màu sắc đặc trưng là trắng hồng tím. Giờ đây còn được lai tạo để ra những màu khác như đỏ đậm, đỏ hung. Tùy thuộc vào nhiệt độ không khí trồng mà màu sắc có thể thay đổi đôi chút.

Thời điểm trồng thích hợp

Chúng ta có thể trồng quanh năm bất cứ lúc nào mà không sợ cây lan bị chết. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để trồng, đó chính là khoảng cuối Xuân đầu Hè. Đây là thời điểm mà đã tàn mùa hoa đai châu. Lúc này cây có thể tập trung toàn bộ dưỡng chất vào việc phát triển các bộ phận sinh dưỡng. Bạn không phải lo nó phải nuôi hoa.

Đồng thời, mùa xuân thời tiết ấm lên, độ ẩm tăng cực kì. Tạo điều kiện thuận lợi để cây phát triển nhanh chóng. Như vậy, cây lan khi mới ghép có thể phát triển với chu kì sinh trưởng hoàn thiện một năm. Không lo cây bị chột, mất thời gian hồi.

Độ ẩm

Lan đai châu rất ưa ẩm, với điều kiện độ ẩm môi trường duy trì trong khoảng 70-80%. Mùa đông khoảng 50-60%. Mặc dù vậy, nhưng lại không hề thích ướt. Nếu bạn cứ cố gắng tưới nhiều để cây nhanh ra rễ. Nhanh phát triển thì rất dễ mắc bệnh thối nhũn. Khi mắc bệnh, lan đai châu lây lan nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.

Nhiệt độ

Đây là giống lan có thể chịu được nhiệt độ tương đối cao. Vì vậy, bạn có thể trồng ở rất nhiều nơi và khoảng phân bố cực rộng. Nhiệt độ mùa hè thích hợp cho cây phát triển là khoảng từ 28-32 độ. Mùa đông duy trì ở khoảng 16-22 độ

Đây là loài lan cực kỳ ưa gió, cùng một điều kiện khí hậu thời tiết như nhau. Bạn có thể thấy rằng những cây được trồng ở nơi thoáng gió có bộ rễ cực phát triển. Các lá cũng vì thế mà có nhiều dưỡng chất hơn, mập mạp hơn và cho hoa to hơn, đẹp hơn

Ánh sáng

Ánh sáng ở vào khoảng 50- 70% là ổn nhất, trồng dưới một lớp lới xanh là ổn. Nếu trồng lan đai châu 100% ánh sáng sẽ rất dễ bị cháy lá. Đặc biệt là dưới ánh sáng mặt trời mùa hè. Nếu trồng lan đai châu trong bóng cây rậm rạp sẽ bị thiếu nắng. Chính vì thế lá cây đai châu sẽ thuôn dài, nhỏ lại, quăn queo. Không được xếp thẳng đứng như những cây đủ nắng.

Những cây lan đai châu thiếu nắng là thường dài và có phần èo ọt. Màu không được xanh đậm mà nhạt nhạt. Nếu cây không đủ sáng rất có thể không cho hoa hoặc là hoa cực kì èo ọt.  Bông không to, nhanh tàn, sắc hoa không được đậm. Chính vì vậy yếu tố ánh sáng với lan cực kì quan trọng.

Giá thể trồng lan

Lan đai châu có rễ gió. Chính vì thế chúng rất thích loại giá thể trồng lan giữ ẩm, thoát nước tốt mà lại thông thoáng. Bạn có thể ghép lan lên gỗ, lũa cũng rất phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần phải tăng độ ẩm của vườn lan lên, tưới vào sáng sớm và chiều tối. Bạn có thể đặt những chậu lan đai châu bên trên một bể nước cũng rất hữu ích.

Ngoài ra, bạn có thể trồng lan đai châu vào chậu gỗ, chậu nhựa cũng được. Nhưng phải đảm bảo khô thoáng và đủ ẩm. Khi trồng lan đai châu vào gỗ thì có thể đủ ẩm. Bạn lưu ý đừng để cây lan bị úng nước rất dễ bị bệnh thối nhũn.

Tưới nước

Vào mùa hè cần tưới tăng lượng nước 2-3 lần một ngày nếu trồng trên giá thể gỗ. Và chỉ cần tưới 2-3 lần nếu trồng trong chậu là đủ. Cây phải để thoáng khí và khô thì cây mới phát triển tốt. Vào mùa đông ngưng tưới nước và phải giữ cho lá và rễ được khô ráo trước khi trời tối.

Chế độ bón phân cho cây

Cây lan tai trâu chỉ nên bón phân khi lá bắt đầu mọc hoặc rễ có ra những mầu xanh. Loại phân phù hợp là phân chuồng hoai mục, phân NPK bón định kì hàng tuần. Mỗi lần ¼ thìa cà phê hòa với 4 lít nước tưới cho cây. Vào mùa đông ngừng bón phân.

Phòng ngừa sâu bệnh

Cây Đai Châu có khả năng chống chịu rất cao với hầu hết các loài sâu bệnh. Tuy nhiên một cây Lan mới được mang về mà trồng ở nơi có nhiều ánh sáng trực tiếp. Sẽ làm cho cây bị bỏng lá và đây là ngõ xâm nhập của một số loài nấm và virus. Điều này lắm khi cũng làm cho cây chết.

Định kì phun 1 tháng 1 lần vào mùa khô và 2 tuần 1 lần vào mùa mưa. Các loại thuốc phòng trị bệnh như Ridomil Gold , Booc Đo , Tilt Super …. Xen kẽ cho cây đỡ bị lờn thuốc. Có thể pha chung với phân. Nên dùng bình xịt riêng để tiết kiệm và tiện theo dõi. Kinh nghiệm của runglan.com đang áp dụng là như thế

Mùa mưa phải dọn sạch cỏ rác trong vườn, khơi thông không cho đọng nước. Gom sạch lá khô vàng, cắt ngay lá bệnh. Siêng đi quan sát chỗ bị ốc cắn mất lá hay rễ để bắt. Hay xịt thuốc diệt trừ sâu, nhện, kiến, ong vàng … không để chúng cắn phá.

Trên đây là những kinh nghiệm được đúc rút rất nhiều năm của các chuyên gia trồng lan. Chúng tôi hy vọng, bạn đã nắm chắc trong tay bí quyết trồng. Chúc các bạn thành công!

Trongphonglan.com