Lan Ngọc Điểm (Nghinh Xuân) thường mắc các bệnh gì và cách chữa trị

Lan Ngọc Điểm nói riêng và Lan nói chung, đều không thể tránh khỏi việc gặp một số vấn đề về bệnh cây. Đây là quy luật của tự nhiên rồi. Tất nhiên, để hạn chế, giảm thiểu thiệt hại cho người trồng Lan thì việc tìm hiểu, biết các bệnh về lan cũng như biết cách xử lý ra sao là điều vô cùng quan trọng. Mà để hiểu, biết và đến thực tế làm được là cả một quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm chứ không phải ai cũng có thể làm ngay được.

Cách đọc thông tin trên mạng là cách tiết kiệm và nhanh hơn cả so với việc tự đúc rút kinh nghiệm từ thực tế. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ giúp bạn bằng chia sẻ tổng quát một số bệnh hay gặp ở Lan và cụ thể sẽ gặp ở Lan Ngọc Điểm. Bệnh ở cây trồng do nhiều loại tác nhân gây bệnh. Có thể chia ra nhóm tác nhân không kí sinh hay còn gọi là bệnh sinh lý và nhóm tác nhân kí sinh.

Lan Nghinh xuân ngọc điểm thường mắc bệnh gì
Lan Nghinh xuân ngọc điểm thường mắc bệnh gì

1. Lan Ngọc Điểm bị bệnh do các các tác nhân không kí sinh

Các tác nhân này bào gồm các yếu tố tạo nên điều kiện sống của cây như độ ẩm, pH, cấu trúc, độ thoáng khí, dinh dưỡng, ánh sáng… Khi các điều kiện này không thích hợp cây sẽ bị suy yếu, bị ảnh hưởng sức sống và bị bệnh.

Ví dụ thiếu nước cây sẽ có hiện tượng héo rũ, ánh sáng quá mạnh gây cháy lá, ẩm độ quá cao, hay giá thể không phù hợp có thể gây úng, thối rễ. Chế dộ phân bón thừa, thiếu cũng sẽ có những biểu hiện bất thường..

Biện pháp phòng trừ: Để phòng các bệnh sinh lý này, chúng ta chỉ cần tìm hiểu, nắm rõ kiến thức. Trồng và chăm sóc lan đúng cách thì sẽ phòng tránh được. Khi phát hiện một số biểu hiện bệnh sớm, chỉ cần theo dõi, điều chỉnh chế độ chăm sóc là cây có thể khỏe mạnh trở lại mà không cần can thiệp nhiều.

2. Lan Ngọc Điểm bị bệnh do các tác nhân kí sinh

Nhóm tác nhân này thường là các vi sinh vật gây bệnh, bao gồm nấm, vi khuẩn và vi rút. Nấm là tác nhân rất thường gặp nhất.

2.1. Bệnh thối đen

Bệnh thối đen do nấm Pythium và Phytophthora gây ra, còn gọi là bệnh chết nhanh. Bệnh xảy ra trên tất cả các giống lan.

Pythium và Phytophthora xâm nhập qua các vết xước, vết côn trùng chích, cọ sát hoặc các vùng mô biểu bì bị dập

Đặc điểm phân biệt bệnh thối đen và thối nhũn. Thối đen không có mùi hôi, hoặc có rất rất ít mùi hơi tanh.

2.2 Bệnh thán thư

Nguyên nhân gây bệnh thán thư do nhiều nấm thuộc Collectotrichum gây ra, trong đó phổ biến là Colletotrichum nigrum Ell et Hals và Colletotrichum capsici Butler and Bisby.

Nấm thường xâm nhập vào phần trên cây lan, đặc biệt là lá. Đầu đỉnh hoặc mép lá sẽ có màu vàng nâu từ lá lan vào cuống lá.

Bệnh này làm lá khô từ từ, khô từ chóp là vào tới cuống và rụng đi. Bệnh càng phát mạnh khi ánh sáng thấp, độ ẩm cao và lan thiếu chất, đặc biệt là lân.

Phần bị bệnh thường màu nâu hoặc đen, hơi lõm xuống so với chỗ không bị bệnh.

2.3 Bệnh đốm lá

Đây là một trong những bệnh hại phổ biến nhất ở cây lan, bệnh đốm lá lan có rất nhiều loại. Nguyên nhân có thể là một trong số những loài sau:

– Nấm Cercospora: Lúc mới nhiễm, biểu hiện là một điểm lá chueyrn sang màu vàng ở mặt dưới lá, sau lan rộng ra xung quanh không theo hình thù cố định. Màu sậm dần, chuyển sang nâu tím đến tím đen.

– Nấm Guignardia: Biểu hiện bị bệnh là nhứg đốm tím rất nhỏ, kéo dài 2 bên mặt lá. Phát triển tahnfh các vệt hình thoi, các vệt kết hợp lại thành tổn thương lớn hơn. Cây chủ yếu bị bệnh khi lan không đủ ánh sáng.

– Nấm Phyllosticta: Có thể bắt đầu bệnh từ bất kể điểm nào trên lá hoặc giả hành. Các tổn thương rất nhỏ, màu vàng, hơi lõm. Sau một thời gian, vết bệnh chuyển dần màu nâu sẫm hoặc đỏ đến tím đen. Cuối cùng thành màu đen. Bệnh nặng lá bị nhiễm có thể rụng sớm.

– Nấm Septoria: Các đốm nhỏ bắt đầu ở hai mặt lá. Vết bệnh màu vàng, lan rộng chuyển nâu sẫm, thành mảng lớn khiến lá rụng sớm.

2.4 Bệnh héo úa (bệnh chết chậm)

Nguyên nhân do nấm Fusarium oxysporum: Nếu bệnh nặng thì từ từ rễ lan cũng thành màu tím. Phần bên ngoài của than và giả hành khi được cắt ngang cũng sẽ thấy một vòng xuyến màu tím xung quanh lõi.

Lá sẽ có những vệt, những điểm lõm trũng xuống. Dần dần sẽ tạo thành các vệt lõm trũng màu vàng. Lá già trở lên sần sùi như da người già và lá non thì chuyển dần sang màu đỏ (hoặc đỏ cam, đỏ hơi tía). Cây lan sẽ chết rất từ từ, sau khoảng 3-9 tuần thậm chí cả năm.

2.5 Bệnh thối rễ do nấm Rhizoctonia

Nấm Rhizoctonia gây bệnh dưới gốc và bộ rễ. Nhưng bằng mắt thường bạn cũng có thể thấy những biểu hiện trên thân, lá, giả hành. Dó là sự héo đi của lá, teo tóp nhăn nheo của giả hành. Nếu chỉ là hư rễ mà chưa hư tới giả hành hoặc thân thì lá sẽ nhăn nheo héo rũ xuống, cây đứng ngọn lại không dài ra nữa…. Rồi từ từ cây cũng chết đi.

Trên đây là một số bệnh mà cây Nghinh xuân, ngọc điểm thường mắc phải. Hy vọng các bạn sẽ nhận biết sớm để có phương án điều trị cho cây.

Nguồn tham khảo: https://sumonhatviet.com/cac-benh-thuong-gap-o-lan-ngoc-diem/