Hoa Lan Cẩm cù có ý nghĩa may mắn, mang đến thông điệp yêu thương gửi đến những người thương yêu. Nếu sở hữu một chậu lan Cẩm cù, nó sẽ làm rung động trái tim cô gái bạn theo đuổi. Cẩm cù vô cùng tích cực về mặt phong thủy, thu hút vượng khí vào nhà. Dưới đây, trongphonglan.com sẽ cung cấp cho bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc Cầm Cù hiệu quả nhất.
1. Đặc điểm nổi bật cây lan cẩm cù
Cây cẩm cù hay được biết đến nhiều tên gọi: lan sao, lan cau, lan cầu lông…Tên khoa học Hoya carnosa và họ Thiên lý. Có hàng trăm loại khác nhau trên thế giới. Chúng được phân biệt theo dáng, màu sắc hoa hoặc theo màu sắc lá.
Cẩm cù có chiều cao trung bình 4-7m, thuộc loại cây dây leo mềm dẻo, sống lâu năm. Trên các đốt có rễ, lá mọc đối, hình bầu dục với đầu hơi thuôn nhọn. Hiện nay, được ưa chuộng nhất là cẩm cù hình trái tim. Hoa mọc ở nách lá nên rất sai hoa, hình cầu nên gọi là lan cầu, hương thơm. Có loại màu trắng, nhụy đỏ nhạt, tràng hoa hình tán, xếp tựa như hoa anh đào.
Từ một vòi, hoa nở rất nhiều lần, có vài hoa tới cả trăm hoa. Hoa cẩm cù dạng chùm, hình ngôi sao 5 cánh nho nhỏ nhiều màu sắc đỏ, hồng, trắng… Nhụy hoa nổi bật khác màu rực rỡ, có hương thơm dễ chịu. Hoa rất chịu chơi, phải 7-10 mới có dấu hiệu tàn.
2. Cách trang trí lan cẩm cù
Lan cẩm cù rất đa dạng về giống và hình dáng màu sắc hoa phong lan. Với đặc điểm sinh học và sức sống mãnh liệt của cây. Chúng ta có thể trang trí không gian ban công, chậu treo trước sảnh nhà mình tùy theo ý muốn. Để hoa leo cho không gian nhà bạn, tạo phong thủy tốt, mang lại may mắn cho gia chủ.
3. Cách nhân giống
Nhân giống từ hạt
Phải mất khoàng vài tháng để trái phát triển, già đi, khô lại. Khi trái chín bạn tách làm đôi rồi bọc kín bằng bao nylon để giữ hạt được lâu hơn. Sau đó, gieo trong đất trồng nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt tơi xốp để giúp rể của cây rể phát triển. Để cây phát triển nhanh, bạn nên để nơi bóng mát, cho đến lúc cây ổn định. Từ lúc cây phát triển cho đến lúc cây trưởng thành kéo dài khoảng 12 tháng.
Nhân giống từ cành, lá
Nhân giống bằng cách dăm lá xuống đất và trong hỗn hợp đất trồng là cách khá phổ biến. Bạn dùng thuốc kích thích để cho lá nhanh ra rể hơn, đây là cách nhân giống nhanh.
Lá ra rễ rất nhanh nhưng để phát triển thành cây sẽ rất lâu và khó. Việc nhân giống bằng thân dây lại đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Đảm bảo cây khỏe mạnh và phát triển tốt. Bạn chỉ cần chọn khúc thân dây đã cứng cáp, trưởng thành hoặc hơi già. Thường vỏ đã đổi màu và thân đã thành gỗ. Cắt một đoạn khoảng 3-4 đốt lá, ngắt lá ở đốt cuối. Nên dùng thêm chất kích thích ra rễ dạng bột hoặc nước. Dăm trong hỗn hợp chất trồng nhiều dinh dưỡng, không giữ nước nhiều và thoáng khí. Để nơi mát, tưới nước vừa đủ. Sau một thời gian, từ các đốt lá sẽ phát triển mầm nhánh và phát triển thành cây.
Bạn có thể lấy đất trồng cẩm cù rất dễ dàng và chất đất luôn phải tươi xốp. Thoáng khí và đủ chất dinh dưỡng. Hoặc bạn có thể tự làm đất tươi xốp cho cây. Ví dụ, kết hợp: tro trấu, xơ , mùn cưa, gỗ mục. Hay hỗn hợp đất trồng cây bán sẵn, gạch vụn, đá bọt, đá non, đá perlite, phân bò khô…Trộn với tỷ lệ thích hợp sao cho chất trồng tơi xốp và thoáng khí. Ví dụ, hỗn hợp chất trồng: 50% tro trấu, 30% xơ dừa, 10% gạch vụn, 10% phân bò khô.
4. Cách chăm sóc
Bạn phải lưu ý nhiều tới việc điều chỉnh ánh sáng khi trồng lan cẩm cù. Như trong bóng râm và nhiệt độ nhất định. Hãy phun nước lên trên lá. Và cứ cách 2 tháng bạn nên tưới phân NPK 1 lần để cho cây đủ chất dinh dưỡng. Nên cho cây ra nhiều nhánh hơn để lúc cây có thể ra nhiều hoa hơn. Bằng cách bạn hái ngọn đi.
Tưới nước
Đây là loài cây ưu độ ẩm cao và chịu hạn cũng rất tốt. Bạn nên tưới cây khoảng 1/tuần là tốt nhất. Cũng tùy theo mùa bạn phân bổ lượng nước tưới cho hợp lý. Phải đảm bảo chậu cây thoát nước tốt và tránh để cho cây ngập nước nhiều. Nhất là vào mùa mưa cây hay bị thừa nước dẫn đến cây nhanh chết do ngập úng.
Bón phân
Cây cẩm cù không nên bón nhiều phân quá. Bạn chỉ cần bón đủ chất dinh dưỡng là đủ và cây sẽ rất ổn định. Nếu bón phân quá nhiều sẽ gây nên tình trạng cây không trổ hoa. Vậy ta nên bón từ 1-2 lần/ tháng là hợp lý.
Ánh sáng
Cẩm cù là loài ưu ánh sáng tán xạ nhất trong tất cả các loại lan. Cần một lượng ánh sáng thích hợp để quang hợp và trổ hoa. Nếu để cây ở chỗ râm mát quá, cây sẽ ít hoa, lá xanh tốt và thân phát triển hơn. Và ngược lại khi ta để cây ở chỗ nắng quá, cây sẽ chậm phát triển. Cây có thể cho ra nhiều hoa hơn, nhưng lá của cây thì rất rể bị vàng và phai lá.
Vì vậy ta nên trồng cây ở dưới tán mái che lưới và rất phù hợp với sự phát triển của cây. Như vậy ta có thể trồng cẩm cù bên canh cửa sổ hoặc là ban công. Đây nơi thích hợp nhất để cho sự phát triển và ra hoa của cây
Phòng trừ sâu bệnh
Cẩm cù ít sâu hại tấn công nhất, thường bị đốm đen, nâu, cây chậm phát triển hơn. Chủ yếu là những loại phổ biến như: rệp sáp, rệp phấn trắng, rệp vàng. Khi cây bị nhiễm rệp, dùng các loại thuốc đặc trị phun thẳng lên lá theo nồng độ hướng dẫn. Bệnh nguy hiểm nhất chính là bệnh nứt gốc có thể dẩn tới chết cây. Và hiên nay chưa có công trình nghiên cứu nào để trị bệnh nứt gốc. Chỉ còn cách luôn tạo môi trường vệ sinh thoáng mát để tránh cây bị nhiễm các bệnh như trên.
Qua bài viết, trongphonglan.com chúc các bạn thành công với cách chăm sóc cây cẩm cù!