Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan Hài nở hoa đẹp

Cái tên lan Hài được bắt nguồn từ hình dáng của hoa. Hoa có một cánh môi ở giữa có hình cái túi nhỏ nhìn giống như chiếc hài. Giày phụ nữ thời phong kiến. Vậy nhà bạn đã có chậu lan Hài nào chưa. Sau đây trongphonglan.com sẽ chia sẽ một số kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan Hài để mọi người được biết rõ nhé.

Hình ảnh có liên quan

1. Chậu trồng Lan Hài

Thường trồng chậu đất nung có lỗ. Có nhiều người rồng bằng chậu gốm, sứ chỉ có 1 lỗ thoát nước ở đáy cũng được. Trồng chậu gốm sứ thì nhìn đẹp hơn, giá thể ít bị thất thoát khi tưới. Tuy nhiên cần chú ý đến độ thoát nước, nên dùng các giá thể cỡ lớn. Hoặc đặt 1 cục xốp to dưới dưới đáy để thoát nước tốt. Khi trồng chậu đất thì ko lo khoản úng nước. Tuy nhiên thường xuyên phải bổ sung giá thể vì giá thể hay bị lọt qua lỗ chậu khi tưới.

2. Ánh sáng

Hoa phong lan Hài không cần ánh sáng mặt trời đầy đủ. Giống như các cây trồng trong nhà, chúng thường tốt trong điều kiện ánh sáng tốt, nhất là trong mùa đông. Nếu chúng được trồng trong nhà kính chúng yêu cầu các điều kiện một nửa, ánh sáng mặt trời trực tiếp trong suốt mùa hè sẽ là quá mạnh. Nếu mức sáng quá thấp cây sẽ không ra hoa và ánh sáng mạnh quá có thể gây ra vàng lá và cháy lá.

Lan nữ hài không cần nhiều ánh sáng, cho nên thích hợp trồng trong bóng mát hay trong nhà gần cửa sổ hoặc dưới ánh sáng của 4 chiếc đèn ống là đủ. Lan cần khoảng 1000-1500 lm, giống như trồng Phalaenopsis hay Masdevallia vậy.

3. Giá thể

Dùng các loại vật liệu sau: than củi, xỉ than tổ ong, sỏi xây dựng, đất đồi rắn,… Các bạn có thể dùng 1-2 loại vật liệu trong số các lọai trên cũng được. Hoặc nhiều loại hỗn hợp tùy điều kiện nơi bạn có, không quá quan trọng.

4. Bón phân

Rắc một chút phân gia súc khô, vỏ thông, xơ dừa cắt miếng nhỏ, rêu rừng. Phân chậm tan lên trên mặt chậu (có gì dùng nấy). Chỉ cần ít thôi đừng ham bỏ nhiều, sau vài tháng ta lại bổ sung thêm phân sau.

Tốt nhất đặt chậu trên miệng 1 cái can nhựa chứa nước. Đục 1 hàng các lỗ thủng ngang thân can. Sao cho khi đặt chậu lên miệng can, hãng lỗ thủng này thấp hơn đáy chậu đất nung. Mục đích để sau khi tưới nhiều lân nước trong can dâng lên tối đa đến hàng lỗ thủng này. Thì sẽ tràn ra ngoài và không chạm nước đến đáy chậu đất nung. Có thể đặt chậu trên một cái khay nông chứa nước.

5. Độ ẩm không khí

Không khí ẩm và lưu thông tốt là rất cần thiết, nhất là trong mùa hè, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm bệnh và giữ cho cây không bị khô quá nhanh. Độ ẩm có thể được nâng lên bằng cách đặt chậu cây lên trên các khay sỏi nhẹ với 50% độ ẩm là lý tưởng. Trong nhà nên để trên khay hay đĩa nước dưới có đá hay gỗ, tránh việc ngâm chậu trong nước.

6. Tưới nước

Về tưới nước, ngày tưới 1 lần, ngày mưa hoặc ẩm thì không cần tưới. Ta có thể kiểm tra bằng cách cầm 1 viên giá thể lên. Nếu thấy đã khô hoàn toàn thì có thể tưới, còn ẩm mát thì thôi. Trước mùa hoa 4-5 tháng thôi phun B1, chuyển sang bón NPK giàu P,10-30-10 mỗi lần/tuần để kích hoa, đồng thời tưới thưa đi 4-5 ngày/lần. Còn nếu mưa thì kệ cho mưa, sau ngày mưa 4-5 ngày mới lại tưới. Giữ ẩm liên tục không nghỉ làm cho hài không ra hoa.

7. Sâu bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy lựa chọn những cây thực sự khỏe mạnh và nuôi trồng chúng thật tốt trong điều kiện sạch bệnh. Loại bỏ các cây quá yếu hoặc nhiễm bệnh và vệ sinh trong nhà kính. Không có các loại sâu bệnh cụ thể gắn với lan Hài, nhưng các loại nấm, rệp…sẽ làm suy yếu cây nếu không được kiểm soát. Rửa sạch chúng bằng nước xà phòng nếu phát hiện sớm, nếu không, cần dùng các loại thuốc đặc trị với hướng dẫn cụ thể.

Với kiến thức đã chia sẻ ở trên, trongphonglan.com rất hy vọng giúp bạn hiểu và biết về Lan hài. Chúc các bạn có một vườn lan Hài như ý!