Lan cẩm cù sở hữu một nét đẹp rất riêng mà không một loài lan nào sánh được. Những bông cẩm cù nhỏ xinh mọc thành từng chùm chụm lại như những quả cầu lớn vô cùng độc đáo. Chính vì thế, không quá kho hiểu khi lan cẩm cù được đánh giá là một trong những giống lan đẹp nhất ở Việt Nam. Hơn nữa, cách trồng hoa lan cẩm cù lại vô cùng đơn giản, bạn đọc hãy cùng Trongphonglan.com đi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé.
1. Giới thiệu về hoa lan cẩm cù
Lan cẩm cù còn có tên gọi khác là lan sao, lan cầu lông thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae. Đây là loại cây dây leo mềm dẻo, tuổi thọ cao, có chiều cao trung bình khoảng 3 – 7 mét.
Thân cây mềm mại, màu nâu nhạt hoặc xanh, bao gồm nhiều đốt nhỏ. Ở tại những đốt này sẽ có rễ cây mọc ra xung quanh. Lá cây có hình bầu dục hoặc trái tim, dày và mọng nước, mọc đối xứng nhau rất đẹp.
Hoa lan được mọc ra từ nách lá, những bông hoa hình ngôi sao 5 cánh nhỏ nở theo từng chùm lớn rực rỡ. Mùi thơm của cẩm cù thoang thoảng, nhẹ nhàng khiến người xung quanh có cảm giác lâng lâng, thư thái.
Loài hoa này tượng trưng cho sự may mắn, thu hút tài lộc và đem lại vượng khí cho gia chủ, do đó chúng hay được trồng để trang trí nhà cửa cho không gian thêm tươi mới.
Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc hoa lan chu đinh nở hoa rực rỡ khắp vườn
2. Phân loại hoa lan cẩm cù
Hiện tại, dựa theo đặc điểm nguồn gốc và màu sắc, trên thế giới lan cẩm cù có trên 400 loài khác nhau. Ở Việt Nam thì hoa có những loại phổ biến sau đây:
2.1. Hoa lan cẩm cù lá trái tim
Giống lan này hiện đang được yêu thích nhất hiện nay. Những chiếc lá cây có hình trái tim, bản to, màu xanh đậm. Lá lan dày và bóng hơn so với các loại thông thường khác. Hoa lan cẩm cù hình trái tim thì có 5 cánh màu trắng bao quanh nhụy hoa màu nâu đỏ, tạo nên vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng không kém phần quyến rũ.
2.2. Hoa lan cẩm cù Hoya Kerrii
Lan cẩm cù Hoya Kerrii còn được gọi là lan cẩm cù cẩm thạch. Đây là loại thân leo, thân cây nhỏ và mềm mại. Lá màu xanh tươi, trên viền mép lá có màu trắng tô điểm. Hoa Hoya Kerrii có màu đỏ nhuộm nâu, khi nở kết thành chùm và không có mùi thơm. Loại lan này có thể chịu khô hạn tốt nên hay được trồng ở những nơi có khí hậu nóng.
2.3. Hoa lan cẩm cù rừng
Giống lan này sinh trưởng chủ yếu ở trong rừng. Vì là giống tự nhiên nên chúng có sức sống khỏe khoắn và ít bị sâu bệnh hại. Hoa lan cẩm cù rừng đẹp nhưng không đa dạng màu sắc bằng các loại khác. Hương thơm của loài lan này cũng không quá đặc trưng và nồng nàn.
3. Cách trồng hoa lan cẩm cù tại nhà
3.2. Chuẩn bị trồng hoa lan cẩm cù
– Chuẩn bị chậu trồng
Để lan cẩm cù sinh trưởng và phát triển tốt thì người trồng nên sử dụng chậu được làm từ chất liệu đất nung có kích thước phù hợp với cây. Đặc biệt chậu cần có lỗ thoát nước xung quanh để tránh việc cây bị ngập úng khi tưới nước.
– Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng lan cẩm cù bạn nên chọn loại đất mềm, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Có thể trộn đất theo tỷ lệ 50% mùn + 30% xơ dừa + 20% đất thịt + 10% phân chuồng hoai mục. Nếu không trộn được thì mua đất hữu cơ bán sẵn tại các cửa hàng cây cảnh để đảm bảo chất lượng.
– Vị trí trồng cây
Lan cẩm cù là loại cây ưa sáng nên bạn cần đặt cây ở khu vực có ánh nắng giúp cây quang hợp tốt hơn. Nhiệt độ thích hợp cho hoa sinh trưởng và phát triển là trong khoảng 18 – 25 độ C.
Nếu bạn trồng hoa trong nhà thì mỗi ngày cần mang cây ra ngoài tắm nắng 2-3 tiếng vào buổi sáng. Tránh cho cây khỏi ánh nắng mặt trời gay gắt để cây không bị khô héo.
3.2. Tiến hành trồng hoa lan cẩm cù
Phương pháp trồng lan cẩm cù đơn giản và hiệu quả nhất chính là giâm cành. Cách này sẽ giúp giữ lại được những ưu điểm tốt từ cây lan mẹ, đồng thời cây lớn nhanh và ra hoa nhanh hơn.
Cách thực hiện như sau: Trước tiên chọn những chiếc lá khỏe mạnh, bản dày to và không bị sâu bệnh trên cây lan mẹ rồi dùng dao sắc cắt 1 đoạn khoảng 3-4 đốt.
Cành giống này bạn sẽ đem ngâm vào dung dịch kích thích mọc rễ khoảng 2 tiếng rồi tiến hành giâm xuống đất đã chuẩn bị từ trước. Giâm xong cần tưới nước để tạo độ ẩm kích thích rễ mọc.
Sau khoảng 2 – 3 tuần rễ cây sẽ mọc và dài ra, lúc này bạn có thể chuyển cây giống sang chậu trồng khác để cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
4. Cách chăm sóc hoa lan cẩm cù
4.1. Tưới nước cho hoa
Lan cẩm cù là loại hoa không quá ưa ẩm, có khả năng chịu hạn của chúng tốt và không chịu được ngập úng. Do đó, bạn chỉ cần tưới nước cho cây khoảng 2 lần/tuần bằng tưới chuyên dụng. Cần đảm bảo cho cây thông thoáng, không đọng nước, ngập úng thì cây mới phát triển được.
4.2. Cắt tỉa cho cây
Người trồng nên thường xuyên cắt tỉa các cành lá già, hoa héo để cây phát triển khỏe mạnh hơn, thúc đẩy phân nhánh tốt đồng thời hạn chế sâu bệnh tấn công. Vì là dạng cây thân leo nên bạn hãy tiến hành cắt tỉa cho cây khoảng 1 tháng/lần để tán cây đẹp hơn, hoa ra sai hơn.
4.3. Bón phân cho cây
Trong quá trình lan sinh trưởng và phát triển bạn nên bón thêm phân cho cây để bổ sung dinh dưỡng. Hãy sử dụng những loại phân có hàm lượng nitơ cao để cây lớn nhanh. Tới khi cây trưởng thành và ra hoa thì bạn chuyển sang bón phân có hàm lượng photpho cao để kích thích hoa nở.
5. Cách phòng trừ sâu bệnh cho hoa lan cẩm cù
Nếu bạn không biết cách chăm sóc thì loài hoa này rất dễ bị sâu bệnh tấn công như: nhện phấn trắng, bệnh nứt gốc, rệp sáp, bọ trĩ… Vì thế, để phòng bệnh cho cây tốt nhất thì bạn cần lưu ý điều kiện ánh sáng, độ ẩm, phân bón cho cây và vệ sinh vườn sạch sẽ thông thoáng tránh cho vi khuẩn và sâu bệnh có cơ hội xâm nhập.
Ngoài ra, nên sử dụng vôi bột để rắc xung quanh cây sẽ hạn chế các loại nấm bệnh trong đất sinh sôi. Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mua tại các cửa hàng cây cảnh để phun thẳng lên cây phòng ngừa và điều trị sâu bệnh tận gốc.
Cách trồng hoa lan cẩm cù mà chúng mình chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn áp dụng thành công để sớm trồng được những chậu hoa quyến rũ, lộng lẫy và tỏa hương thơm ngát. Nếu bạn có niềm đam mê với các loài hoa khác, hãy thường xuyên ghé thăm Trongphonglan.com để nhận được nhiều kiến thức hay khác nhé.